Phát triển nâng tầm đô thị Đồng Nai

eco retreat

Khi thị trường xe ô tô cũ ngày càng sôi động và nhu cầu mua bán, trao đổi xe hơi đã qua sử dụng tăng mạnh, Thành Công nổi lên như một trong những đơn vị đáng tin cậy trong lĩnh vực thu mua xe ô tô cũ. Thành Công không chỉ cam kết về giá thu mua xe ô tô cũ giá cao mà còn chú trọng vào sự hài lòng của khách hàng qua các dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và thuận tiện. Việc thu mua xe ô tô cũ TpHCM tận nơi giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, công sức, đồng thời giảm thiểu mọi rắc rối liên quan đến thủ tục mua bán.

Phát triển nâng tầm đô thị Đồng Nai
Phát triển nâng tầm đô thị Đồng Nai
Ngày đăng: 21/11/2024 09:59 AM

    Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hướng tới xây dựng hệ thống đô thị hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng và hiệu quả nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

    Theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, tỉnh có 11 đô thị đã được phê duyệt quy hoạch chung và đang trong kỳ rà soát điều chỉnh. Hiện nay, đã phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung TP Biên Hòa, các đô thị Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom; đang tiếp tục triển khai các bước lập đồ án quy hoạch.

    Nợ nhiều tiêu chí đô thị

    Về quy hoạch phân khu đô thị, TP Biên Hòa đã phê duyệt 10/21 phân khu. Đô thị mới Nhơn Trạch đã phê duyệt 2/12 phân khu. TP Long Khánh đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 10/10 phân khu và đang tổ chức lập đồ án quy hoạch.

    Giám đốc Sở Xây dựng Hồ Văn Hà cho biết trước mắt, tỉnh sẽ lập ngay quy hoạch chung cho 19 đô thị được xác định trước năm 2030; trong đó ưu tiên đô thị Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom để nâng cấp. Đồng thời, phủ kín quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 làm cơ sở thu hút kêu gọi đầu tư.

    Đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai sẽ có 19 đô thị, đến năm 2045 là 26 đô thị. Trong ảnh: Một góc đô thị TP Biên Hòa

    Là đô thị loại I gần 10 năm, dân số hơn 1,1 triệu người, TP Biên Hòa đang nợ nhiều tiêu chí như thiếu bãi đậu xe, thiếu công viên cây xanh và dịch vụ tiện ích phục vụ cộng đồng. Hiện nay, đất công cộng ở thành phố là 1,3 m2/người, trong khi tiêu chí cần là 1,5 - 2 m2/người; cây xanh toàn đô thị là 1,5 m2/người, trong khi yêu cầu là 10 - 15 m2/người. Bên cạnh đó, mật độ đường giao thông thành phố mới là 0,97%, trong khi yêu cầu là 16%-24%; thiếu nhà vệ sinh công cộng…

    Đơn cử, tình trạng chung ở các khu vực tập trung đông dân cư tại những phường Trảng Dài, Long Bình, Long Bình Tân, Phước Tân, Tam Phước, Tân Phong là hạ tầng giao thông quá tải, thường xuyên ùn ứ vào giờ cao điểm hoặc ngập nặng khi trời mưa lớn ở đường Đồng Khởi, Bùi Văn Hòa, Quốc lộ 51.

    Ở rốn ngập đường Đồng Khởi, giáp ranh phường Trảng Dài và Tân Phong, từ đầu mùa mưa năm 2024 đến nay, ít nhất 3 lần nước ngập sâu cả nửa mét. Ông Nguyễn Thọ, phường Trảng Dài, than vãn dự án chống ngập đường Đồng Khởi chỉ giải quyết được phần ngọn, mức độ ngập không giảm mà chỉ nước rút nhanh hơn. Nguyên nhân ngập là do con suối bị lấn chiếm, muốn giải quyết tận gốc phải khơi thông suối trả lại chiều rộng nguyên thủy.

    Chỉnh trang, tái thiết

    Nhằm đẩy nhanh công tác lập quy hoạch phân khu, chỉnh trang đô thị, Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Nguyễn Phong An chỉ ra nhiệm vụ cấp bách hiện nay là điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, đồng thời sớm hoàn thiện trình phê duyệt các đồ án quy hoạch chung và quy hoạch phân khu...

    Lãnh đạo thành phố đánh giá, việc tái thiết đô thị đòi hỏi quá trình dài hạn gắn kết chặt chẽ với quá trình phát triển đô thị mới, đặc biệt là các khu vực chủ yếu tập trung dân cư mật độ cao. Để trả nợ những tiêu chí của đô thị loại I, TP Biên Hòa sẽ tập trung vào 4 giải pháp là đầu tư thêm công viên kết hợp sân chơi, bãi đậu xe; thiết lập lại các quảng trường tương xứng; hình thành những tuyến phố chuyên đề kiểu mẫu đô thị và giải pháp đầu tư, cải tạo các nhà vệ sinh công cộng; vận động người dân chung tay mở rộng những tuyến đường.

    Bên cạnh đó, thành phố sẽ nghiên cứu và cụ thể hóa phát triển đô thị nén nhằm tối ưu không gian phát triển (mô hình TOD) trong quá trình lập điều chỉnh các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết ở giai đoạn sau. TP Biên Hòa đặc biệt lưu ý tới việc quy hoạch không gian ngầm và khai thác lợi thế sông Đồng Nai.

    Ông Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, cho hay địa phương đang cùng các sở, ngành phối hợp tháo gỡ những quy hoạch trên địa bàn huyện chưa được đồng bộ giữa quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch sử dụng đất; giữa quy hoạch chung xây dựng và các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết...

    Với vị trí quan trọng là điểm nối giữa TP HCM và Đồng Nai, ông Nguyễn Thế Phong đánh giá mô hình TOD sẽ giúp huyện giảm ùn tắc giao thông, thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng. Không gian ngầm kết hợp với TOD giúp cung cấp thêm dịch vụ công cộng, giảm chi phí sinh hoạt nhờ giao thông công cộng thuận lợi. "Việc áp dụng mô hình TOD và phát triển không gian ngầm trong quy hoạch Nhơn Trạch không chỉ là giải pháp hiệu quả cho giao thông mà còn tạo ra một đô thị bền vững, tiện nghi và thân thiện với môi trường" - ông Phong nhấn mạnh.

    Về giải pháp và định hướng, ông Phong cho biết dựa vào các trục chính đô thị phát triển giao thông công cộng với mô hình TOD ở 2 hướng chính là vận tải hành khách nội đô phục vụ cho dân cư đô thị và vận tải hành khách công cộng đối ngoại phục vụ hành khách các đô thị lân cận. Mở rộng tuyến xe buýt kết nối Nhơn Trạch với các khu vực lân cận, đặc biệt là những trung tâm kinh tế như TP HCM, TP Biên Hòa và Long Thành. Khuyến khích xây dựng không gian ngầm tại khu vực nhà ga đường sắt đô thị, các khu vực có công trình cấp vùng, nơi có mật độ cao. 

    Theo Nguyễn Tuấn

    Người Lao động

    Zalo
    Hotline